×

Mách nước kinh doanh nông sản online hiệu quả với lãi cao

Khách hàng
kinh doanh nông sản online

Kinh doanh nông sản online là một chủ đề đang được rất nhiều người quan tâm, khi mà mua sắm thực phẩm, đi chợ online đang trở thành xu hướng.

Nhưng kinh doanh như thế nào là hiệu quả? Hãy cùng GOGOX tìm hiểu bài viết sau để tích lũy thêm cho mình kinh nghiệm với những bạn nào đang mới bắt đầu và thiếu kinh nghiệm cho thị trường nông sản online này.

1. Xác định khách hàng mục tiêu và mặt hàng nông sản kinh doanh chủ đạo

Khi bạn mới bắt đầu kinh doanh nông sản online hay đang làm nhưng chưa hiệu quả, bạn hãy xác định khách hàng mục tiêu cụ thể của mình là ai? Lựa chọn nhóm sản phẩm nông sản chủ đạo bạn sẽ kinh doanh là gì?

Tránh trường hợp ôm đồm quá nhiều, đặc biệt là khi bạn chỉ mới bắt đầu hoặc chỉ có một ít vốn. Việc bán quá nhiều sản phẩm sẽ khiến bạn phải phân tán nguồn lực và không tạo được lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng của bạn.

Đây là một số cách bạn có thể tìm kiếm về xu hướng thị trường:

– Tìm hiểu về các mặt hàng nông sản nào đang được bày bán chủ yếu trên các trang thương mại điện tử

– Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, các xu hướng bán sản phẩm nông sản trên các trang mạng xã hội

– Tìm hiểu xu hướng tiêu dùng và tìm kiếm sản phẩm đang lên, các thị trường ngách. Ví dụ: Khách hàng mục tiêu của bạn có nhu cầu muốn sử dụng rau, củ, quả sạch hay không? Hay khách hàng của bạn là những người thích ăn những đặc sản đặc trưng từ các vùng miền khác nhau?

2. Tìm kiếm và kết nối nguồn hàng nông sản chất lượng có giá ổn định

Khi bạn đã xác định được khách hàng mục tiêu và các sản phẩm mà bạn dự định sẽ kinh doanh, hãy bắt tay vào việc tìm kiếm nguồn hàng nông sản chất lượng với giá tốt.

– Hãy tìm kiếm các nhà vườn, trang trại nông sản và tiến hành đặt hàng tại những nơi này.

– Hãy tìm kiếm và liên kết với các cơ sở, đại lý thu mua nông sản uy tín tại địa phương.

– Tìm kiếm và nhập hàng từ các khu chợ đầu mối nông sản và thực phẩm với giá sỉ.

– Tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu nông sản từ nước ngoài, nếu bạn dự định kinh doanh sản phẩm nhập ngoại

Khi bạn đã tìm kiếm được nguồn hàng, hãy xác định lợi thế cạnh tranh và điểm thu hút để thuyết phục khách hàng mục tiêu mua sản phẩm của bạn.

– Sản phẩm của bạn có cạnh tranh về giá không?

– Sản phẩm của bạn có phải là nông sản sạch không? Có cách nào để bạn có thể chứng minh rằng sản phẩm của bạn là sản phẩm sạch. Ví dụ một video quay về hình ảnh thực tế trang trại và cách họ thu hoạch nông sản chẳng hạn.

– Hay sản phẩm của bạn là những sản phẩm tốt cho sức khỏe?

3. Quan tâm đến khâu nhập hàng, vận chuyển và bảo quản sản phẩm

Khi đã tìm kiếm được nguồn hàng ổn định, bạn phải suy nghĩ và tính toán xem khâu nhập hàng như thế nào. Hãy đặt ra các câu hỏi về việc làm sao để bạn có thể vận hành một cách trơn tru dù bạn kinh doanh nhỏ hay lớn để đảm bảo việc bán hàng không bị gián đoạn.

– Đối với nông sản, thời điểm nào là thời gian thu hoạch. Nếu nhà vườn hay đại lý này không có hàng, bạn còn nguồn khác để thay thế hay không?

– Nếu nhà vườn, địa điểm mua hàng ở xa so với kho của bạn thì cách vận chuyển, việc tìm xe và chi phí vận chuyển sẽ như thế nào?

– Hay phương pháp bảo quản thích hợp cho từng loại mặt hàng nông sản thì sao? Bạn cần chuẩn bị kho, mua các thiết bị bảo quản như thế nào (nếu cần thiết).

Vận chuyển nông sản, rau, củ, quả

Nếu bạn cần tìm xe ba gácxe tải để vận chuyển nông sản, thực phẩm phân phối đến khách hàng, đối tác, siêu thị, cửa hàng hay nhập kho? Đặt xe ngay qua ứng dụng GOGOX – Giao ngay tức thì với giá rẻ chỉ từ 150,000đ/Chuyến.

Tải ứng dụng thuê xe ba gác, thuê xe tải giá rẻ!

4. Đặt tên thương hiệu và xây dựng logo, bộ nhận thương hiệu

Dù bạn kinh doanh sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng hay trực tuyến, bạn cũng không được quên phải đặt tên cho cửa hàng của mình. Vậy phải đặt tên như thế nào để khách hàng tin tưởng, bị thu hút và nhớ đến bạn khi họ cần đặt hàng?

– Tên của bạn phải gắn liền với sản phẩm hoặc lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh. Làm sao để khi khách hàng đọc tên bạn đã có thể liên tưởng được bạn đang bán sản phẩm gì. Ví dụ như: Đà Lạt G.A.P store, Cầu Đất Farm, Thực Phẩm 3 Sạch, Fresh from Farm…

– Hạn chế sử dụng tên riêng, tên cá nhân để đặt cho thương hiệu nông sản, cửa hàng của bạn.

Sau khi đã có được tên thương hiệu cho mình, bạn hãy bắt tay vào việc thiết kế logo, bộ nhận dạng thương hiệu ngay từ giai đoạn bắt đầu. Việc cửa hàng của bạn có thiết kế logo chỉn chu trên tất cả các kênh bán hàng và các sản phẩm, giấy đóng gói của cửa hàng sẽ giúp khách hàng dễ tin tưởng vì tính chuyên nghiệp và nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn.

5. Đăng ký kinh doanh và chuẩn bị các giấy tờ liên quan

Nếu bạn có định hướng lâu dài để phát triển lớn trong ngành này, bạn nên suy nghĩ đến việc đăng ký kinh doanh cho cửa hàng hay doanh nghiệp của mình.

Sau đây, là các loại giấy tờ mà bạn cần phải chuẩn bị để phát triển công việc kinh doanh một cách nghiêm túc và xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn:

– Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (Hộ Gia Đình hoặc Doanh Nghiệp)

– Giấy chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm

– Các giấy tờ chứng mình nguồn gốc thực phẩm như hóa đơn, phiếu xuất hàng hay hợp đồng mau bán hàng hóa,…

6. Tập trung đầu tư và xây dựng hình ảnh cho các sản phẩm kinh doanh

Hình ảnh và video sản phẩm, một trong những điều cực kì quan trọng bạn phải chú tâm và dành thời gian để đầu tư cho nó. Một hình ảnh đẹp, tươi mới sẽ giúp cửa hàng của bạn trở nên nổi bật và dễ dàng thu hút khách hàng của bạn hơn.

Bạn có thể đầu tư để quay video và chụp những hình ảnh thực tế tại nông trại, quy trình thu mua, bảo quản, đóng gói để chứng minh nguồn gốc và xây dựng được sự tin tưởng đến khách hàng của mình.

7. Xây dựng kênh bán hàng online

Website bán hàng: Đây là kênh đại diện và kênh bán hàng cho thương hiệu của bạn. Là nơi để khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm khi cần mua hàng nông sản, thực phẩm trực tuyến.

Hãy lưu ý thiết kế website của bạn theo hình thức thương mại điện tử, nơi mà khách hàng có thể xem sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và lựa chọn hình thức giao hàng khi có nhu cầu.

Bên cạnh đó, nếu bạn kinh doanh nông sản với sản phẩm thuộc nhiều dòng khác nhau thì hãy luôn phân mục sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mà họ cần.

Phát triển các kênh social media: Khi mà ngày nay nhu cầu kết nối và sử dụng mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến cho nhiều đối tượng và nhiều độ tuổi, và đây cũng là nơi để giúp bạn tiếp cận và giới thiệu cửa hàng của bạn đến khách hàng, và làm gia tăng cơ hội bán hàng cho bạn

Kênh mạng xã hội ở đây không giới hạn ở việc lập fanpage trên facebook, mà còn có rất nhiều kênh xã hội khác với lượng người sử dụng lớn như Instagram, Tiktok, Youtube, Linked in,… Vì vậy, bạn có thể xem fanpage là kênh xã hội chính của bạn, nhưng bạn cũng nên phát triển thêm các kênh xã hội khác song song.

Kênh bán hàng trên các trang thương mại điện tử: Hiện nay, khi mà mua sắm trên các trang thương mại điện tử đang là xu hướng. Việc xây dựng cửa hàng trên Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận hàng triệu khách hàng đang mua sắm online trên các kênh này.

Kênh bán hàng trên các ứng dụng hỗ trơ nhà bán như: Hiện nay, ngoài các trang thương mại điện tử thì cũng có nhiều khách hàng lựa chọn mua hàng thực phẩm trên các ứng dụng như: GrabMart, BeaminMart, Now Fresh,… Hãy đăng ký gian hàng trên các ứng dụng này để tăng cơ hội bán hàng cho bạn

8. Thực hiện truyền thông, quảng cáo cho cửa hàng nông sản

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các bước trên, giờ là lúc để bạn truyền thông, quảng bá thương hiệu của bạn đến các khách hàng tiềm năng. Tuy theo ngân sách mà bạn có, hãy lựa chọn kênh và các hình thức quảng cáo phù hợp với bạn.

Tận dụng các hình thức marketing miễn phí:

Nếu bạn chưa có nhiều vốn, hãy tận dụng các kênh quảng cáo miễn phí như:

– SEO website cho các từ khóa tìm kiếm về nông sản khi khách hàng có nhu cầu

– Tối ưu hóa nội dung để gia tăng khả năng hiển thị sản phẩm của bạn khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm trên các trang thương mại điện tử

– Gia nhập và post bài trên các group facebook để tăng khả năng tiếp cận bán hàng cho bạn

– Xây dựng clip, hình ảnh với nội dung thú vị liên quan đến sản phẩm của bạn hay chủ đề mà khách hàng mục tiêu của bạn quan tâm để tạo sự chú ý và thu hút từ khách hàng trên các trang mạng xã hội.

Chạy quảng cáo để tăng khả năng nhận biết và quảng bá đến khách hàng.

– Quảng cáo online trên Google Search, Google Display Network, Facebook ad, Youtube ad, Tiktok,…

– Ngoài ra bạn có thể tận dụng kênh quảng cáo từ các trang thương mại điện từ để sản phẩm của bạn trở nên nổi bật và có cợ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu khi cần mua hàng trên các trang này.

– Kết nối KOLs Facebook hoặc Tiktok để giúp thương hiệu của bạn có cơ hội được nhiều khách hàng biết tới

– Ngoài ra còn các kênh quảng cáo trả phí khác như: Quảng cáo trên website, viết bài PR hay phát tờ rơi,… cũng là một số kênh để bạn có thể tham khảo thêm.

GOGOX hy vọng có thể mang đến cho bạn thông tin hữu ích mà bạn cần khi muốn bắt đầu kinh doanh nông sản online hiệu quả với lãi cao. Chúc bạn kinh doanh mã đáo thành công!